Vì sao nói kỳ đà cản mũi

Trong sách “Kể chuyện các đời vua chúa nhà Nguyễn”, Trần Quỳnh Cư và Trần Việt Quỳnh kể lại câu “kỳ đà cản mũi” xuất hiện trong cuộc chiến giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn.

Kỳ đà vân tại Vườn quốc gia Cát Tiên; 2022. Ảnh: Trần Tất Tiếp

Truyện kể cό lần Nguyễn Ánh định ra khơi, bỗng cό con kỳ đà lội qua sông ngăn trước mũi thuyền không cho rời bến, ông thấy vậy hoãn lại. Sau mới hay lύc đό quân Tây Sơn đã phục kích, nếu đi sẽ bị chặn bắt.

Như vậy, thành ngữ này mang nghĩa tích cực và may mắn chứ không như cách hiểu chệch đi thậm chí tương phản về mặt ý nghĩa, trở nên tiêu cực, xui xẻo như hiện nay. Và loài kỳ đà “cản mũi” thực chất là kỳ đà nước (Asian water monitor), là một loài hoàn toàn khác cùng chi Varanus, có kích thước cũng như cân nặng lớn hơn nhiều so với kỳ đà vân (Bengal monitor) mà du khách từng có dịp chạm mặt tại VQG Cát Tiên.

Kỳ đà vân là loài bò sát có kích thước lớn với toàn thân phủ lớp vẩy. Đặc trưng nổi bật là phần lưng có màu xám hoặc nâu nhạt, với nhiều đốm nhỏ màu vàng nằm rải rác.

Chúng thường ẩn mình trong các hang sâu dưới những tảng đá hoặc trong đám rễ cây. Dù có ngoại hình nặng nề nhưng leo trèo và chạy rất nhanh khi rượt đuổi con mồi.

Giống với nhiều loài bò sát khác, kỳ đà vân cũng có khả năng nhịn đói nhiều ngày.

— theo Atlas Cát Tiên — 

Xem thêm hình ảnh về loài Kỳ đà vân (Vanarus nebulosus) tại VQG Cát Tiên:

 

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Thống kê truy cập

  • 0
  • 51
  • 29.978
  • 28.515

Theo dõi chúng tôi

© cattienvietnam

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Theo dõi chúng tôi

Thống kê truy cập

  • 0
  • 51
  • 28.515

©cattienvietnam

+84 (251) 3669-228
Liên hệ