Vẻ đẹp sặc sỡ của chim sả mỏ rộng

Cùng nhìn ngắm vẻ đẹp sặc sỡ của loài chim sả mỏ rộng (Pelargopsis capensis) qua ống kính của nhiếp ảnh gia thiên nhiên Tăng A Pẩu.

Vẻ đẹp của sả mỏ rộng cũng sặc sỡ như các anh chị em họ hàng là bói cá, bồng chanh, và trảu. Ảnh: Tăng A Pẩu.

Sả mỏ rộng là loài bói cá rất lớn. Theo thông tin từ quyển Atlas Vườn quốc gia Cát Tiên, sả mỏ rộng trưởng thành có thể đạt chiều dài cơ thể đến 35cm. Khi trưởng thành chim có đầu màu xám nâu nhạt, lông vũ phần lưng màu xanh xỉn, trong khi giữa lưng, hông và mặt trên đuôi xanh biếc màu da trời tươi tắn. Hai bên cổ và mặt bụng màu vàng pha hung hung. Chim non có vằn ở ngực.

Là một loài bói cá nên chim sả mỏ rộng thường sinh sống gần nước, nơi có dòng chảy sông suối, hồ đầm cung cấp đủ nguồn thức ăn cho chúng. Sả mỏ rộng sinh sản vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, thường làm tổ ở bờ suối hay hốc cây. Mỗi lứa chim đẻ 3-5 trứng.

Với bộ lông nhiều sắc thắm, có thể nói sả mỏ rộng là loài chim đẹp, có bộ lông rực rỡ nhất là khi chúng dang cánh liệng trên mặt nước soi mồi. Các anh chị em họ hàng của sả mỏ rộng hầu hết cũng có bộ lông đẹp không kém, như sả đầu nâu, sả vằn, sả cổ hung, sả thiên đường đầu nâu, các loài bồng chanh, bồng chanh đỏ,… đều thuộc bộ Coraciiformes (bộ Sả).

Trước đây các loài hồng hoàng cũng được xếp vào bộ Coraciiformes, tuy nhiên về sau đã được phân loại vào họ Hồng hoàng thuộc bộ Mỏ sừng/ bộ Hồng hoàng (bộ Bucerotiformes).

Chim hồng hoàng (Great Hornbill) nay đã được xếp vào họ Hồng hoàng thuộc bộ Mỏ sừng. Ảnh: Tăng A Pẩu

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Thống kê truy cập

  • 7
  • 3.996
  • 59.490
  • 159.608

Theo dõi chúng tôi

© cattienvietnam

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Theo dõi chúng tôi

Thống kê truy cập

  • 7
  • 3.996
  • 159.608

©cattienvietnam

+84 (251) 3669-228
Contact