Thêm hy vọng cho công tác cứu hộ – bảo tồn Tê tê

Là loài động vật có vú bị săn bắt nhất trên thế giới bởi những niềm tin chưa có căn cứ xác thực về công dụng chữa bệnh, thế giới đã mất đi 80% số lượng tê tê trong tự nhiên chỉ trong 20 năm vừa qua.

Cá thể tê tê cái bị thương ngoài da được cứu hộ về VQG Cát Tiên.

Tê tê xuất hiện trên rẫy canh tác

Chỉ trong những ngày đầu tháng 8, đã có 3 đợt chuyển giao tê tê từ Đa Bông Kua (Bình Phước), Di Linh và Cát Tiên (Lâm Đồng) về VQG Cát Tiên để cứu hộ, tái thả.

Trong 3 trường hợp cứu hộ tê tê chuyển giao VQG Cát Tiên, 1 trường hợp là tang vật tịch thu do vi phạm pháp luật về mua bán động vật hoang dã nguy cấp, 2 trường hợp còn lại từ người dân bắt gặp tê tê trên rẫy canh tác nông sản và tự giác thông báo, chuyển giao lại cho cơ quan chức năng. Điều này chứng tỏ sau nhiều hoạt động tuyên truyền về bảo vệ – bảo tồn các loài hoang dã trên khắp cả nước, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo tồn động thực vật hoang dã, ý thức về vấn đề vi phạm pháp luật nếu tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã trái phép đã dần có chuyển biến tích cực và khả quan hơn.

A group of people standing under a sign

Description automatically generated with medium confidence

Như trường hợp của anh K’ Wên, ngụ tại Di Linh, Lâm Đồng, cho biết vợ chồng anh chị không hề đắn đo mà ngay lập tức báo và giao lại cho trạm kiểm lâm tại địa phương 2 cá thể tê tê trưởng thành. Thông qua tin tức, báo đài, vợ chồng anh biết được đây là loài bị đe dọa tuyệt chủng nên rất sớm giao lại cho chính quyền có hướng xử lý, cứu hộ thích hợp để đảm bảo chúng được khỏe mạnh và an toàn chờ ngày tái thả về lại môi trường tự nhiên. Anh K’ Wên rất quan tâm đến cặp tê tê, chu đáo nhắc đi nhắc lại khi nào tê tê được chăm sóc khỏe lại, đủ để thả đi thì nhớ liên lạc cho anh biết tin.

A group of people posing for a photo

Description automatically generated with low confidence

Vợ chồng anh K’ Wên (Di Linh, Lâm Đồng) trao lại đôi tê tê cho cán bộ TTCH VQG Cát Tiên.

Cặp tê tê được bàn giao là 2 cá thể đực và cái, trong đó con cái bị một số vết thương, xây xát ngoài da. Sau 1 tuần chăm sóc lành vết thương, cặp tê tê đã được tái thả thành công trong địa bàn VQG Cát Tiên.

Tuy nhiên có những trường hợp cán bộ Trung tâm cứu hộ (TTCH) buộc phải giữ tê tê lại vì vết thương nặng chưa lành, hoặc hiện tại TTCH đang có trường hợp 1 cá thể tê tê đực cân nặng hơn 8kg bị stress dẫn đến biếng ăn. Ngoài ra TTCH cũng đang chăm sóc một cặp tê tê mẹ và con non mới sinh, vừa được người dân huyện Cát Tiên, Lâm Đông gặp trên rẫy canh tác chuyển giao về.

A picture containing hay, pile, old, dirty

Description automatically generated

Mẹ con tê tê khi vừa đến VQG Cát Tiên.

Trong cùng khoảng thời gian nửa đầu tháng 8, 5 cá thể tê tê Java khác cũng được cứu hộ về VQG Cúc Phương. Đây là tang vật được tịch thu từ các đối tượng nhận vận chuyển thuê hàng từ Lào về Việt Nam, đều có vết thương ngoài da, trong đó có 1 tê tê cái bị thương nặng hoại tử phần đuôi. Tất cả tê tê đều trong tình trạng căng thẳng, mất nước, hiện đang được tích cực chữa trị tại VQG Cúc Phương.

Tê tê, loài động vật mang cái tên ngọt ngào

Tê tê Java có tên khoa học là Manis javanica. Trong tiếng Indonesia, “manis” có nghĩa là “ngọt ngào” (tương đương “sweet” trong tiếng Anh).

Mang một cái tên “ngọt ngào” nhưng đáng tiếc thay số phận của tê tê lại không được may mắn như vậy: tê tê được cho là loài động vật bị săn bắt ráo riết nhất hành tinh bởi lẽ nhiều quan điểm cũ kỹ vẫn tin rằng vảy và thịt tê tê chữa trị được nhiều loại bệnh hiểm nghèo.

Hệ quả là chỉ trong 20 năm qua, số lượng tê tê trên toàn cầu đã sụt giảm nghiêm trọng. 80% tê tê của thế giới đã bị săn bắt, tiêu thụ chỉ trong 20 năm. Đây là một con số khủng khiếp, thể hiện sự khai thác và tàn phá thiên nhiên đến kiệt quệ của con người.

A picture containing person, child, little, young

Description automatically generated

Cán bộ TTCH đang kiểm tra sơ bộ sức khỏe bên ngoài của các cá thể tê tê vừa nhận được.

Nổi tiếng với sự chậm chạp đáng yêu, tính rụt rè và nhạy cảm, tê tê rất dễ stress khi bị nuôi nhốt, bị luân chuyển đột ngột đến những môi trường xa lạ, càng nhốt lâu trong điều kiện thiếu thốn, không phù hợp càng dễ dẫn đến stress nặng, ăn ít thậm chí bỏ ăn, sợ hãi và có những phản ứng tiêu cực do bị sốc môi trường. Vì vậy các quy trình cứu hộ tê tê cần được thực hiện nhanh chóng, rốt ráo, cán bộ chăm sóc phải có nghiệp vụ, kinh nghiệm nhất định và đặc biệt cẩn trọng, để khi chăm sóc, thao tác chữa trị các thương tích nếu có trên cơ thể tê tê đảm bảo không gây căng thẳng, sợ hãi cho chúng.

Những vết thương của tê tê cần phải được xử lý, chữa trị nhanh chóng, cẩn thận.

Kéo dài thời gian giữ tê tê tại nhà vừa có hại cho tinh thần, sức khỏe thậm chí tính mạng chúng, vừa tốn kém về mặt chi phí và nhân lực chăm lo khoản thức ăn cho tê tê. Theo ông Trần Quang Phương, quản lý Chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê (CPCP), thức ăn cho một con tê tê (mối, kiến, trứng kiến) tốn hơn 1,4 triệu đồng/tháng. Con số này thậm chí còn cao hơn chi phí thức ăn ước tính cho một con gấu trưởng thành mỗi tháng, mặc dù gấu đòi hỏi thêm những khoản vật dụng khác phức tạp hơn cho nhu cầu làm giàu môi trường sống.

Text

Description automatically generated

Người con của đất Nho Quan, Ninh Bình Nguyễn Văn Thái và người Việt Nam đầu tiên vinh dự được nhận giải thưởng lớn nhất thế giới về môi trường Goldman có giá trị 200.000 USD (khoảng 5 tỷ đồng Việt nam).

Giải thưởng Goldman được sáng lập từ năm 1990 bởi nhà hoạt động bác ái Richard N. Goldman và phu nhân, dành trao cho các cá nhân có nhiều cống hiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Giải thưởng cao quý này được xem như giải “Nobel xanh” trong lĩnh vực môi trường.

Nhận thức của người dân ngày càng nâng cao mở ra thêm hy vọng cho công tác bảo tồn tê tê. Mặc dù vậy, tê tê đã và vẫn đang bị săn bắt ráo riết để phục vụ nhu cầu của con người dù chưa có thông tin khoa học xác thực nào công nhận hiệu quả của vảy tê tê. Trong khi đó, trong thị trường tiêu thụ – mua bán tê tê trên thế giới, Việt Nam và Trung Quốc được các tổ chức môi trường – bảo tồn thiên nhiên đánh giá là 2 quốc gia mấu chốt đóng vai trò trung gian trong đường dây buôn lậu tê tê toàn cầu. Đây là một hiện trạng nhức nhối vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, tới nay y học chính thống không hề dùng vảy tê tê, thịt tê tê làm thuốc chữa bệnh. Càng không có chứng cứ khoa học nào chứng minh vảy tê tê trị được ung thư.

Tác dụng chữa bệnh của các động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như vảy tê tê, sừng tê giác, cao hổ cốt… vẫn dựa theo lời đồn đại, truyền miệng chứ chưa có công trình khoa học nào xác định tính hiệu quả của tác dụng này.

Chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê (CPCP) là chương trình hợp tác giữa Vườn quốc gia Cúc Phương và Trung tâm Nghiên Cứu và Bảo tồn động vật hoang dã (Save Vietnam’s Wildlife).

Chương trình được thế giới ghi nhận là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu và chăm sóc tê tê trong môi trường nuôi nhốt. CPCP đã đóng góp một phần quan trọng vào công tác cứu hộ, phục hồi và tái thả lại tự nhiên đối với các loài thú ăn thịt và tê tê được tịch thu từ các vụ săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép, bao gồm mười một loài: Tê tê Java, Tê tê vàng, Cầy vằn, Cầy mực, Cầy tai trắng, Cầy vòi mốc, Cầy vòi hương, Mèo rừng, Cầy hương, Chồn bạc má Nam, Chồn bạc má Bắc.

Chương trình cũng đã thực hiện thành công chương trình sinh sản bảo tồn một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa cao.

Chương trình đã thành lập Trung tâm Giáo dục Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê đầu tiên tại Việt Nam nhằm chia sẻ về các hoạt động bảo tồn của CPCP và Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã.

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Thống kê truy cập

  • 20
  • 1.765
  • 35.052
  • 30.677

Theo dõi chúng tôi

© cattienvietnam

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Theo dõi chúng tôi

Thống kê truy cập

  • 20
  • 1.765
  • 30.677

©cattienvietnam

+84 (251) 3669-228
Liên hệ