Ngày Lâm nghiệp Việt Nam: rạng ngời những mốc son

Cùng với kỷ niệm thành lập ngành Lâm nghiệp vào 1/12 hàng năm, Ngày Lâm nghiệp Việt Nam hay còn được biết đến là Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp vào 28/11 là một trong những ngày kỷ niệm quan trọng và ý nghĩa của ngành Lâm nghiệp.

A group of men in a field

Description automatically generated with medium confidenceẢnh: GIZ by Bình Đặng

Ngày truyền thống Lâm nghiệp Việt Nam 28/11

Ngày 14/11/1945 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết nghị về việc thành lập Bộ Canh nông, là cơ quan của Chính phủ được giao quản lý ngành Lâm chính của nước ta trong suốt thời kỳ kháng chiến – kiến quốc.

Ngày 1/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký xác lệnh số 69 xác nhận đưa cơ quan Lâm chính trong toàn cõi Việt Nam đặt trực thuộc Bộ Canh nông. Ngay trong ngày, Bộ trưởng Bộ Canh nông đã ban hành Nghị định số 01 về tổ chức Bộ Canh nông bao gồm các ngành: Trồng trọt, chăn nuôi (thú y), lâm nghiệp, nuôi cá, khẩu khoán, tín dụng nông thôn.

Năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết đổi tên Bộ Canh nông thành Bộ Nông lâm, chịu trách nhiệm quản lý 2 lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp.

Năm 1960, hệ thống các Nông – Lâm trường được hình thành, phát triển dưới sự quản lý của Bộ Nông lâm.

Cuối 4/1960, Hội đồng Bộ trưởng đã họp, thảo luận và ra Nghị quyết, đề nghị Quyết định tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức gồm: Bộ Nông Nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp. Ngày 28/4/1960, Tổng cục Lâm nghiệp được thành lập, là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.

Thời kỳ 1963-1964, Chính phủ đã Quyết định thành lập thêm 3 Cục quản lý chuyên ngành mới trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, trong đó có Cục Bảo vệ Lâm nghiệp. Đến thời kỳ 1971- 1975, chuyển Cục Bảo vệ Lâm nghiệp thành Cục Kiểm lâm nhân dân (Cục Kiểm lâm ngày nay).

Trước ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, ngành Lâm nghiệp nước ta có ba cơ quan quản lý trực thuộc khác nhau đó là: Tổng cục Lâm nghiệp ở Hà Nội, là cơ quan trực thuộc Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Ban Lâm nghiệp Trung Trung Bộ ở thành phố Đà Nẵng, trực thộc Ủy ban nhân dân cách mạng Trung Trung Bộ; Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam tại Sài Gòn, trực thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Sau giải phóng miền Nam, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa IV, đã phê duyệt thành phần Hội đồng Chính phủ, trong Hội đồng Chính phủ có Bộ Lâm nghiệp. Toàn bộ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp ở Hà Nội, Ban Lâm nghiệp Trung Trung Bộ và Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam, đều đặt dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Lâm nghiệp.

Từ ngày 3/10 – 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa IX thông qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm và Bộ Thủy lợi. Ngày 31/7/2007, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII đã Quyết định hợp nhất Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT).

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngày 3/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý nhà nước, tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Năm 2022 là dịp kỷ niệm 77 năm thành lập ngành Lâm nghiệp Việt Nam (1/12/1945 – 1/12/2022), với tiền thân là Bộ Canh nông, về sau đổi tên thành Bộ Nông lâm (1955), rồi đến là Bộ Lâm nghiệp (1976), sau cùng hợp nhất với các Bộ khác vào năm 1995 để thành lập Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trong suốt hành trình 77 năm hoạt động và phát triển, ngành Lâm nghiệp đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ giao là khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, quản lý rừng, bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển rừng; quản lý, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.

Cùng với kỷ niệm thành lập ngành Lâm nghiệp vào 1/12 hàng năm, Ngày Lâm nghiệp Việt Nam hay còn được biết đến là Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp vào 28/11 là một trong những ngày kỷ niệm quan trọng và ý nghĩa của ngành Lâm nghiệp. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã có thư chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam và 77 năm thành lập ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

Ý nghĩa của Ngày Lâm nghiệp Việt Nam

Ngày Lâm nghiệp Việt Nam hàng năm là dịp để vinh danh những thành quả nỗ lực của cán bộ, nhân sự ngành Lâm nghiệp nước nhà, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của tài nguyên rừng, kêu gọi toàn dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, khắc phục biến đổi khí hậu, nhằm hướng tới một thế giới mà con người sống hài hòa với tự nhiên.

Cụ thể, trong Quyết định 380-TTg được Thủ tướng Chính phủ Trần Đức Lương ban hành ngày 28/06/1995 nêu rõ việc tổ chức Ngày Lâm nghiệp Việt Nam hàng năm phải đảm bảo thực hiện được các nội dung sau:

Text

Description automatically generated with medium confidence

Với diện tích gần 72,000 ha trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước, Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên có hệ sinh thái rừng đặc trưng với nhiều sinh cảnh phong phú, hệ động thực vật đa dạng.

VQG Cát Tiên có bề dày lịch sử hình thành và phát triển đáng tự hào với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển chung của ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Vườn đã tạo được vị thế trong nước và thế giới với những sự kiện được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới (năm 2001, 2011), Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận vùng đất ngập nước Bàu Sấu là khu Ramsar thứ 1,499 của thế giới vào năm 2005, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2012.

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệpChi cục Kiểm lâm Bắc Giang

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Thống kê truy cập

  • 8
  • 4.382
  • 59.876
  • 159.619

Theo dõi chúng tôi

© cattienvietnam

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Theo dõi chúng tôi

Thống kê truy cập

  • 8
  • 4.382
  • 159.619

©cattienvietnam

+84 (251) 3669-228
Contact