Hội nghị thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các Vườn quốc gia

Ngày 12/8/2022 vừa qua, Hội nghị Thực trạng và Giải pháp Phát triển bền vững các Vườn quốc gia (VQG) đã diễn ra tại VQG Cúc Phương.

Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) tổ chức, với sự góp mặt của hơn 100 đại biểu đến từ đại sứ quán của một số quốc gia tại Việt Nam: Phần Lan, Vương Quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Sỹ; đại biểu từ các tổ chức quốc tế: GIZ, WWF, USAID, IUCN, CIFOR, AFOCO, FFI; đại diện một số trường đại học, viện nghiên cứu, Hiệp hội các VQG cùng một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện 6 VQG thuộc Tổng cục Lâm nghiệp và các VQG thuộc khu vực Bắc Trung Bộ.

Hiện nay trên toàn quốc có 167 khu rừng đặc dụng, với tổng diện tích 2,3 triệu hecta. Trong đó Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam trực tiếp quản lý 6 VQG, chiếm diện tích 26,7% tổng diện tích rừng đặc dụng.

Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam

Hội nghị nhằm đánh giá đúng thực trạng tại các VQG, từ đó đề ra giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh về nguồn lực tự nhiên của rừng. Bên cạnh tiếp tục duy trì, củng cố công tác bảo vệ rừng, cứu hộ các loài hoang dã và bảo tồn sinh cảnh, những mục tiêu phát triển mà các VQG cần phải quan tâm nâng cao và vận dụng hiệu quả là:

✔️ khai thác đặc trưng vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa

✔️ sáng tạo hơn nữa nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, du lịch sinh thái (DLST), nghỉ dưỡng, giải trí

✔️ kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và tuyên truyền, giáo dục môi trường

✔️ quản lý tốt các tuyến điểm DLST, đặc biệt ở các khu vực cho thuê dịch vụ môi trường rừng

✔️ tăng cường xã hội hóa để thu hút các nguồn đầu tư từ tư nhân, cộng đồng

✔️ nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với công tác bảo vệ môi trường

✔️ quan tâm sâu sát đến vấn đề sinh kế, có những chính sách hỗ trợ giúp tăng thu nhập của người dân các khu vực vùng đệm, đặc biệt là những khu vực khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế theo hướng bền vững

Text, letter Description automatically generated

 

A picture containing text Description automatically generated

Trong chuỗi hoạt động của Hội nghị, các đại biểu cũng có dịp trực tiếp tham quan một số điểm cứu hộ động vật hoang dã, du lịch và giáo dục môi trường, tham gia hoạt động tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ thành công tại VQG Cúc Phương.

Các cá thể trong đợt tái thả về tự nhiên này gồm.

✔️ 4 Gà lôi trắng Lophura nycthemera (nhóm IB Nghị định 06/2019/NĐ-CP; nguồn gốc nhân nuôi sinh sản bảo tồn)

✔️ 1 Trăn hoa Python molurus (nhóm IIB, Nghị định 06/2019; nguồn gốc hoang dã do người dân chuyển giao để cứu hộ bảo tồn)

Các đại biểu cùng thực hiện tái thả động vật động vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam.

Sáng kiến của Vườn Quốc gia kiểu mẫu, mang thông điệp giáo dục môi trường sâu sắc và đang có sức lan tỏa lớn về bảo vệ các loài động vật hoang dã. Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam.

Đoàn công tác trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam.

A group of people posing for a photo Description automatically generated Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và đại diện các đơn vị của Bộ NN-PTNT chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam.

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Thống kê truy cập

  • 6
  • 4.213
  • 59.707
  • 159.614

Theo dõi chúng tôi

© cattienvietnam

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Theo dõi chúng tôi

Thống kê truy cập

  • 6
  • 4.213
  • 159.614

©cattienvietnam

+84 (251) 3669-228
Contact