logo
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
    • Lịch sử hình thành
    • Đa dạng sinh học
    • Văn hóa con người
    • Văn phòng điện tử
  • Tin Tức
    • Cát tiên
    • Môi trường
  • Thông tin du lịch
    • Tour tham quan
    • Hành trang khám phá rừng
    • Khách sạn / Cắm trại
    • Nhà hàng
    • Vận Chuyển
    • Hướng dẫn
    • Hướng dẫn đường đi
      • Từ Thành Phố Hồ Chí Minh
      • Từ Lagi
      • Từ Biên Hòa
      • Từ Đà Lạt
      • Từ Vũng Tàu
      • Từ Cần Thơ
      • Từ Tiền Giang
      • Từ Vĩnh Long
    • Dự báo thời tiết
    • Khác
  • Đa phương tiện
    • Thư viện hình ảnh
    • Thư viện video
    • Tài liệu
  • Văn bản pháp luật
  • Vi Vi
  • En En
MENU
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
    • Lịch sử hình thành
    • Đa dạng sinh học
    • Văn hóa con người
    • Văn phòng điện tử
  • Tin Tức
    • Cát tiên
    • Môi trường
  • Thông tin du lịch
    • Tour tham quan
    • Hành trang khám phá rừng
    • Khách sạn / Cắm trại
    • Nhà hàng
    • Vận Chuyển
    • Hướng dẫn
    • Hướng dẫn đường đi
      • Từ Thành Phố Hồ Chí Minh
      • Từ Lagi
      • Từ Biên Hòa
      • Từ Đà Lạt
      • Từ Vũng Tàu
      • Từ Cần Thơ
      • Từ Tiền Giang
      • Từ Vĩnh Long
    • Dự báo thời tiết
    • Khác
  • Đa phương tiện
    • Thư viện hình ảnh
    • Thư viện video
    • Tài liệu
  • Văn bản pháp luật
  • Vi Vi
  • En En
  >   Tin Tức   >  Cát tiên   >   VQG CÁT TIÊN TIẾP NHẬN 7 RÙA RĂNG QUÝ HIẾM TỪ NGÔI CHÙA HẢO TÂM

VQG CÁT TIÊN TIẾP NHẬN 7 RÙA RĂNG QUÝ HIẾM TỪ NGÔI CHÙA HẢO TÂM

23-02-2023

  • Facebook
  • Google +
  • Twitter
  • Pinterest

Trung tuần tháng 2/2023, VQG Cát Tiên tiếp tục những đợt tiếp nhận động vật hoang dã từ các tỉnh thành lân cận chuyển giao về.

 

Một nhà chùa tại Gò Vấp, TPHCM đã tin tưởng, liên hệ VQG Cát Tiên để chuyển giao 7 cá thể rùa răng có kích thước lớn. Các cá thể rùa răng trên có tổng cân nặng hơn 105kg, trong đó mỗi cá thể đạt cân nặng 14-16kg. Đây là số rùa được nhà chùa giữ gìn chăm sóc từ việc người dân mang tới chùa để phóng sinh.

 

Điều may mắn là tất cả 7 rùa răng đến VQG Cát Tiên trong tình trạng sức khỏe tốt, cơ thể lành lặn, không có thương tích. Sau thời gian đầu theo dõi, kiểm tra sức khỏe, nhận thấy đàn rùa ăn uống, sinh hoạt trong khu vực hồ chăm sóc rùa tại Trung tâm Cứu hộ có biểu hiện bình thường, linh lợi, do đó dự kiến tái tả trong vòng 21 ngày sau khi tiếp nhận.

Rùa răng còn có tên dân gian là "càng đước", tên khoa học Heosemys annandalii, được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1903. Là một loài rùa lớn trong họ Rùa đầm (Emydidae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trên bản đồ phân bố trên thế giới, rùa răng có mặt ở các nước: Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia.

Rùa răng là loài quý hiếm được xếp vào nhóm IIB trong danh mục Động vật rừng nguy cấp, thuộc nhóm Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam.

Bản đồ phân bố rùa răng trên thế giới, theo Sách Đỏ IUCN.



Là loài thủy sinh, môi trường sống gắn bó mật thiết với nước, sinh cảnh của rùa răng là các vùng trũng đất ngập nước, trong các bàu đầm, ao hồ, kênh rạch, kể cả những ruộng lúa nước nơi có dòng chảy chậm.

Nguồn thức ăn chính của rùa răng là cỏ và các loài thực vật thủy sinh và thực vật ven bờ. Khi nuôi nhốt, rùa răng được cho ăn các loại rau quả.


Chúng là loài rùa cỡ lớn, có thể đạt chiều dài mai tới hơn 50 cm. Rùa răng có đầu màu xám điểm những đốm nhỏ màu đen và vàng. Hàm màu vàng, phần mỏ tạo thành 2 mấu nhọn hình răng cửa ở hàm trên, do đó hình thành tên gọi của chúng. Mai màu nâu thẫm đến đen, phồng và thuôn dài, bờ sau mai không có răng cưa. Bờ trước yếm lồi, bờ sau yếm khuyết, bờ bên phần sau yếm thẳng. Chân dẹp, ngón chân có màng da. Trong môi trường nuôi nhốt, có ghi nhận chúng đạt tuổi thọ tối đa 35 năm.

Thời gian đẻ trứng của rùa răng vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Mỗi lứa đẻ khoảng 4 trứng.

 

Rùa răng bị suy giảm số lượng cá thể trong tự nhiên, lâm vào tình trạng Nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam và Cực kỳ nguy cấp theo Sách Đỏ IUCN. Nguyên nhân chính do bị săn bắt, mua bán làm thực phẩm, làm thú nuôi, bị thu hẹp môi trường sống cũng như chất lượng môi trường sống của chúng bị giảm sút trầm trọng.

Người dân hảo tâm khi thấy các loài động vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ bị bày bán trái phép, hãy liên lạc đến đơn vị kiểm lâm hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương, thay vì trực tiếp thu mua, chuộc lại những cá thể động vật trên. Việc giải cứu bằng cách mua lại các loài động vật hoang dã sẽ vô tình tạo nhu cầu thúc đẩy các đối tượng săn bắt, vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật càng hoạt động mạnh mẽ.

 

 

 

 

Bài viết liên quan
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

NGHIÊN CỨU, NUÔI TRỒNG NẤM TẠI VQG CÁT TIÊN

NGHIÊN CỨU, NUÔI TRỒNG NẤM TẠI VQG CÁT TIÊN

HỆ ĐỘNG VẬT

HỆ ĐỘNG VẬT

HỆ THỰC VẬT

HỆ THỰC VẬT

new1 new3 new2
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
☎ +84 2513 669 228
☎ +84 856 669 228 (zalo)
cattienvietnam@gmail.com
facebook.com/cattienvietnam

Về Chúng Tôi
  • Giới Thiệu
  • Tin Tức
  • Văn bản pháp luật
Du Lịch
Chính sách
  • Hỗ Trợ Khách Hàng
  • XEM THÚ ĐÊM
Theo dõi